Hỗ trợ online
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ THỰC PHẨM PHÁP VIỆT
F9/10/9U,Hương Lộ 80, KP 17, ấp 6, vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TPHCM
Email: thietbi.tp@gmail.com
------------------------------------------
Tư Vấn - Kỹ Thuật
 
Liên hệ Mr: Khê
          0913.753.023
Zalo: 0989.580.723
 
TRẠI ONG DAKLAK

Phân phối: Giá gốc tại trại
Sữa ong chúa - Mật ong - Phấn hoa

sua-ong-chua

Sữa ong chúa Daklak

Mật ong cà phê Daklak

Phấn hoa mật ong
 
Dầu gấc tinh luyện
Thống Kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 425

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7467

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2083699

LIÊN KẾT

Chế tạo máy cô đặc chân không

Thứ ba - 10/10/2017 12:49
Thiết kế, chế tạo các máy cô đặc chân không: cô đặc dịch thuốc, dịch trà, cô đặc si rô, cô đặc dịch cá, dịch tôm, cô đặc nước mắm, cô đặc nước trái cây, cô đặc atiso, cô luyện chân không dầu gấc, dầu dừa...Công nghệ chân không, dùng cho ngành thực phẩm, dược liệu, hóa học! Dung dịch không biến tính, giữ được màu sắc, hương vị, thành phần, tính chất của dịch trước khi cô. các sản phẩm cô đặc dịch dược liệu, cô đặc nước dứa, cô đặc dịch rong biển, cô đặc dịch cá, cô đặc dịch thuốc, cô đặc thanh long, cô đặc nước ép xoài, cô đặc nước nho, cô đặc nước mãn cầu, cô đặc nước hoa quả... Giá máy cô đặc chân không loại 25, 50 lít từ 50T đến 70T cho loại áp thấp, 120 đến 150T cho loại hiện đại nhất, áp chân không sâu nhất (dùng cho công ty dược và các trường đại học nghiên cứu cần áp sâu để thí nghiệm)


XEM PHIM TRÊN KÊNH YOUTUBE ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ CÁC MÁY.

Click vào Máy Thiết Bị Thực Phẩm để xem phim nhé!
----

----

----
MÁY CÔ CHÂN KHÔNG+ CHƯNG CẤT CHÂN KHÔNG+ THU HỒI DUNG MÔI
DÙNG CHO THỰC PHẨM, DƯỢC LIỆU.

CÓ RẤT NHIỀU MẪU MÃ CÁC DÒNG MÁY ĐƯỢC THIẾT KẾ KIÊM NHIỀU CHỨC NĂNG
ĐỂ TIỆN LỢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU.



MÁY CÔ MẬT HOA DỪA NƯỚC ĐANG GIA CÔNG 


MÁY CÔ MẬT ONG LOẠI MỚI, SIÊU TỐC+ KHÔNG BIẾN MÀU, GIẢM HMF



MÁY CÔ OLIGO-CHITOSAN


MÁY CÔ DỊCH CHÂN KHÔNG 50 LÍT KIÊM LỌC CHÂN KHÔNG


MÁY CÔ CHÂN KHÔNG 50 LÍT, KIÊM CHIẾT CHÂN KHÔNG VÀ KHUẤY


MÁY CÔ NƯỚC HẦM THỊT-LÀM NƯỚC DÙNG TRONG SẢN XUẤT NƯỚC PHỞ



MÁY CÔ ĐÔNG TRỦNG HẠ THẢO


MÁY CÔ CHÂN KHÔNG KIÊM CHƯNG CẤT THU HỒI DUNG MÔI



MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG 300 LÍT, CÔ DỊCH RAU CỦ QUẢ.


MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG KIÊM CHƯNG CẤT+ CÁNH KHUẤY Ở ĐÁY




MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG 1500 LÍT, GIA NHIỆT BẰNG ĐIỆN



MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG 500 LÍT (ĐANG CHẾ TẠO)




MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG 200 LÍT






MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG 5M3


ĐIỆN THOẠI NGAY NHEN: 0913.753.023; ZALO 0989.580.723 MR KH​Ê

Chúng tôi có phòng thí nghiệm pilot nghiên cứu các thông số động học,
hóa lý, hóa học,các tính chất vật liệu theo máy trước khi chế tạo




Mẫu máy cô đặc chân không đa năng mới nhất 2017: dùng cho các
phòng thí nghiệm pilot của các công ty dược, các trường đại học
các viện nghiên cứu
. Máy tự động lọc chân không mà không cần
tháo dịch sau khi cô xong.
(Luôn cải tiến và thử nghiệm không ngừng trước khi sản xuất và chế tạo)


MÁY CÔ CHÂN KHÔNG DẦU GẤC- LÀM KHÔ DẦU ĐẾN 0.05%, BẢO QUẢN 2-3 NĂM




Máy cô đặc dược liệu, thực phẩm mẫu nhỏ 25 lít  
MODEL CD25-2016-2021



Mẫu 25 lít (
MODEL CD25-2016)





Máy loại nhỏ 50 lít
Model CD50-2018



MODEL CD50-2018



Máy cô đặc dược liệu mẫu 2015 (mẫu 50 lít)

(MODEL CD50-2015)



Máy cô chân không 25 lít 4 trong 1
Kiêm chưng cất chân không thu hồi dung môi
kiêm chiết hồi lưu
kiêm chưng cất lôi cuốn hơi nước..
MODEL CD-CC- 4-2018




Máy cô chân không loại to 2m3




MÁY CÔ ĐẶC NƯỚC MẮM CHÂN KHÔNG 10M3




Máy cô chân không dược liệu 4m3
MODEL CD4000-2018



MÁY CÔ CHÂN KHÔNG DỊCH ĐẠM, DỊCH ÉP ĐẦU TÔM 5M3
MODEL CD-TS-5000

MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG DỊCH TÔM, CÁ DÙNG LÀM THỨC ĂN
CHĂN NUÔI.TẬN DỤNG NGUỒN THẢI CÓ ĐẠM THU HỒI DỊCH ĐẠM
CÓ NỒNG ĐỘ CAO




Máy bóng láng, sạch sẽ, vệ sinh, đúng loại vật liệu (mẫu 50 lít)




Máy cô đặc làm khô dầu dừa Loại mini (25 lít dầu dừa)

MODEL CD-DD-25



Máy cô đặc đang chế tạo ( 100 lít)



Máy cô đặc chân không nước dứa 200 lít



Máy cô đặc chân không nước mắm thể tích 10m3 (loại thiết kế ngang)

MODEL CD-N-10000











Máy cô đặc thì nghiệm đang test máy tại xưởng
Mẫu đo 5 thông số (5 màn hình hiển thị) dùng cho trường đại học, cao
đẳng Mẫu thiết kế 2016




Máy cô minni 25 lít 5 màn hình hiển thị các thông số, dung cho nghiên cứu đặc biệt


GIỜ THÍ NGHIỆM CỦA SINH VIÊN




Phòng thí nghiệm cô đặc thực phẩm, dược liệu, nước uống, tảo biển,
nấm linh chi... Khách hàng của Phap Viet Food




MÁY CHIẾT CHÂN KHÔNG CÔ CHÂN KHÔNG DỊCH TRÁI BỒ HÒN, BỒ KẾT, LÀM DẦU
GỘI ĐẦU THIÊN NHIÊN



MÁY CÔ ĐẶC MẬT ONG




----------------------------------------------------00O00-----------------------------------------------------------------------

Mời các bạn xem các phân tích về máy thực phẩm của chúng tôi dưới đây nhé:

Mô tả ứng dụng:
Máy cô đặc chân không được Nghiên cứu và chế tạo dùng để cô đặc các dung dịch thực phẩm như: dịch nước dứa ép, dịch nước xoài ép.. dịch chiết các loại dược liệu như: dịch chiết – trích ly atiso, dịch chiết xuất nấm linh chi, dịch chiết xuất đông trùng hạ thảo, dịch nước mắm, dịch ép đầu tôm…
Bản chất của quá trình:
Máy cô đặc chân không làm tăng nồng độ chất tan trong dung dịch, hoặc trong hệ nhũ tương, hệ huyền phù, làm dung dịch đậm đặc hơn, sánh hơn. Qúa trình làm tăng nồng độ này là nhờ vào quá trình tách nước (dung môi) trong điều kiện chân không để lại các chất không bay hơi trong dung dịch (hỗn hợp)
Quá trình bay hơi nước này thông qua quá trình sôi của dung dịch. Nhiệt độ sôi của dung dịch phụ thuộc vào nhiệt độ. Thông thường nếu đun nước thì nhiệt độ sôi của nước nếu cô đặc ở áp suất khí quyển là 100 độ C, tuy nhiên khi cô ở áp suất chân không thì nhiệt độ này nhỏ hơn 100 độ C, và có thể sôi từ 1-100 độ C tùy vào áp suất chân không của thiết bị.
Áp suất chân không lớn nhất trong quá trình cô đặc do máy cô đặc chân không tạo rà 760mmHg hoặc 1atm = 10m nước = 101325 Pa (N/m2). Vì lẽ đó nên khi sử dụng máy cô đặc chân không ta điều chỉnh áp suất chân không để vừa đáp ứng được năng suất bay hơi và vừa đáp ứng điều kiện chân không mà bơm chân không (hoặc bộ tạo chân không tuy-e tạo ra).
Sự biến tính sản phẩm
Một số các sản phẩm, hoạt chất thực phẩm, dược liệu bị biến tính ở nhiệt độ cao. Qúa trình biến tính này thường thì: Biến tính về màu sắc, mùi vị, thành phần hoạt chất, độ nhớt làm giảm chất lượng sản phẩm thành phẩm và mất giá trị của sản phẩm. Ví dụ nếu cô đặc nước thốt nốt ở máy cô đặc thường thì màu sắc  dịch mật thốt nốt sau cô rất đen. Tuy nhiên khi cô đặc chân không thì màu sắc trắng đục, khi pha ra nồng độ ban đầu thì giống như màu sắc nước thốt nốt ban đầu. Dựa vào ứng dụng này mà máy cô đặc chân không ra đời.
Phân loại máy cô đặc chân không
Tùy theo vùng miền mà có nơi gọi tên của máy này là máy cô đặc chân không hoặc (thiết bị cô đặc chân không – nồi cô đặc chân không tên tiếng anh là vacuum evaporator)
Để cô đặc dung dịch người ta tạo ra nhiều loại máy cô đặc chân không như:
máy cô đặc dùng trong công nghệ thực phẩm
- Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm
Cấu tạo:
 
Máy cô đặc ống tuần hoàn trung tâm
1. Buồng bốc 2. Buồng đốt 3. Ống truyền nhiệt
4. Ống tuần hoàn trung tâm 5. Bộ phận tách giọt
Máy cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm gồm phần trên là buồng bốc 1 phần dưới của thiết bị là buồng đốt 2 có cấu tạo tương tự như thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, trong buồng đốt gồm có các ống truyền nhiệt 3 và ống tuần hoàn trung tâm 4 có đường kính lớn hơn từ 7 đến 10 lần ống truyền nhiệt, trong buồng bốc có bộ phận tách giọt 5 có tác dụng tách giọt chất lỏng do hơi thứ cuốn theo.
Nguyên lý hoạt động:
 Dung dịch được đưa vào đáy buồng bốc rồi chảy trong các ống truyền nhiệt và ống trung tâm, còn hơi đốt được đưa vào buồng đốt đi ở khoảng giữa các ống và vỏ, do đó dung dịch được đun sôi tạo thành hỗn hợp lỏng hơi trong ống truyền nhiệt và làm khối lượng riêng của dung dịch sẽ giảm đi và chuyển động từ dưới lên miệng ống, còn trong ống tuần hoàn thể tích dung dịch theo một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so với ống truyền nhiệt do đó nhiệt độ dung dịch nhỏ hơn so với dung dịch trong ống truyền nhiệt và lượng hơi tạo ra ít hơn vì vậy khối lượng riêng của hỗn hợp hơi lỏng ở đây lớn hơn trong ống truyền nhiệt do đó chất lỏng sẽ di chuyển từ trên xuống dưới rồi đi vào ống truyền nhiệt lên trên và trở lại ống tuần hoàn  tạo lên dòng tuần hoàn tự nhiên.
Tại bề mặt thoáng của dung dịch ở buồng bốc hơi thứ tách ra khỏi dung dịch bay lên qua bộ phận tách giọt sang thiết bị ngưng tụ baromet. Bộ phận tách giọt có tác dụng giữ lại những giọt chất lỏng do hơi thứ cuốn theo và chảy trở về đáy buồng bốc, còn dung dịch có nồng độ tăng dần tới nồng độ yêu cầu được lấy ra một phần ở đáy thiết bị làm sản phẩm, đồng thời liên tục bổ sung thêm một lượng dung dịch mới vào thiết bị (trong trường hợp thiết bị làm việc liên tục). Còn với quá trình làm việc gián đoạn thì dung dịch được đưa vào thiết bị gián đoạn, và sản phẩm cũng được lấy ra gián đoạn. Tốc độ tuần hoàn càng lớn thì hệ số cấp nhiệt phía dung dịch càng tăng và quá trình đóng cặn trên bề mặt cũng giảm. Tốc độ tuần hoàn loại này thường không quá 1,5 m/s.
Ưu điểm:
Cấu tạo đơn giản dễ sửa chữa và làm sạch.
Nhược điểm:
Năng suất thấp và tốc độ tuần hoàn nhỏ vì ống tuần hoàn cũng bị đốt nóng.
  • Máy cô đặc có buồng đốt ngoài kiểu đứng
Thiết bị cô đặc có buồng đốt ngoài kiểu đứng gồm buồng đốt 1 và buồng bốc 2. Buồng đốt là thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, nhưng các ống truyền nhiệt có thể dài tới 7 mét, còn trong buồng bốc có bộ phận tách giọt 4 và nối giữa hai buồng đốt và buồng đốt có ống dẫn 3 và ống tuần hoàn 5.
Cấu tạo:
Thiết bị cô đặc buồng đốt ngoài kiểu đứng
1. Buồng đốt 2. Buồng bốc 3. Ống dẫn 4. Bộ phận tách bọt 5. Ống tuần hoàn ngoài
Nguyên lý hoạt động:
Dung dịch được đưa vào buồng đốt 1 liên tục và đi trong các ống truyền nhiệt, còn hơi đốt được đi vào trong buồng đốt và đi ở khoảng giữa ống truyền nhiệt với vỏ thiết bị để đun sôi dung dịch. Dung dịch tạo thành hỗn hợp hơi lỏng đi qua ống 3 vào buồng bốc hơi 2, ở đây hơi thứ tách ra đi lên phía trên, còn dung dịch đi theo ống tuần hoàn 5 trộn lẫn với dung dịch mới đi vào buồng đốt. Khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu được trích một phần ra ở đáy buồng bốc làm sản phẩm, đồng thời liên tục bổ sung dung dịch mới vào thiết bị.
Ưu điểm:
Năng suất cao, do chiều dài ống truyền nhiệt lớn và ống tuần hoàn không bị đốt nóng nên cường độ tuần hoàn lớn và cường độ bốc hơi cao.
Nhược điểm:
               Cồng kềnh, tốn nhiều vật liệu chế tạo.
Máy cô đặc có buồng đốt ngoài nằm ngang
               máy cô đặc có buồng đốt ngoài nằm ngang gồm buồng đốt 1 là thiết bị truyền nhiệt ống chữ U và buồng bốc 2, trong buồng bốc có bộ phận tách giọt.
Cấu tạo:
Thiết bị cô đặc buồng đốt ngoài nằm ngang
1. Buồng đốt 2. Buồng bốc 3. Bộ phận tách giọt
4. Ống nhập liệu 5. Ống ra hơi thứ 6. Ống tháo sản phẩm
 
Nguyên lý hoạt động:
Dung dịch được đưa vào thiết bị và đi vào ống truyền nhiệt chữ u từ trái sang phải ở nhánh dưới lên nhánh trên rồi lại chảy về buồng bốc ở trạng thái sôi, dung môi tách ra khỏi dung dịch bay lên qua bộ phận tách giọt và ra ngoài, còn nồng độ dung dịch tăng dần tới nồng độ yêu cầu.sau đó tháophần dung dịch ra làm sản phẩm và tiếp tục cho dung dịch mới vào thực hiện một mẻ mới.
Ưu điểm: Buồng bốc có thể tách ra khỏ buồng đốt dễ dàng để làm sạch và sửa chữa.
Nhược điểm: Cồng kềnh, cấu tạo phức tạp làm việc gián đoạn, năng suất thấp.
-Máy cô đặc tuần hoàn cưỡng bức
               Máy cô đặc tuần hoàn cưỡng bức gồm buồng bốc 1 và trong buồng bốc có bộ phận tách giọt, phía dưới buồng đốt 2, trong buồng đốt có các ống truyền nhiệt 3, bên ngoài thiết bị có ống tuần hoàn ngoài 5, và bơm tuần hoàn 4.      
Cấu tạo:
Máy cô đặc ống tuần hoàn cưỡng bức
1. Buồng bốc 2. Buồng đốt 3. Ống truyền nhiệt
4. Bơm 5. Ống tuần hoàn ngoài 6. Bộ phận tách giọt
Nguyên lý hoạt động:
Dung dịch được bơm đưa vào buồng đốt liên tục và đi trong các ống trao đổi nhiệt từ dưới lên buồng bốc, còn hơi đốt được đưa vào buồng đốt ở khoảng giữa các ống truyền nhiệt với vỏ thiết bị. Dung dịch được đun sôi trong ống truyền nhiệt với cường độ sôi cao và lên buồng bốc.
Tại bề mặt thoáng dung dịch ở buồng bốc, dung môi tách ra bay lên và đi qua bộ phận tách giọt rồi sang thiết bị ngưng tụ baromet, còn dung dịch trở lên đậm đặc hơn trở về ống tuần hoàn ngoài trộn lẫn với dung dịch đầu tiếp tục được bơm đưa vào buồng đốt. Khi dung dịch đạt nồng độ yêu cầu thì ta luôn luôn lấy một phần dung dịch ra ở đáy buồng bốc ra làm sản phẩm.
Tốc độ dung dịch trong ống truyền nhiệt khoảng từ 1,5÷3,5m/s do đó hệ số cấp nhiệt lớn hơn tuần hoàn tự nhiên từ 3 đến 4 lần và có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ hữu ích nhỏ từ 3 đến 5 độ vì cường độ tuần hoàn chỉ phụ thuộc vào năng suất của bơm.
Ưu điểm:
               Năng suất cao cô đặc được dung dịch có độ nhớt lớn mà tuần hoàn tự nhiên khó thực hiện.
Nhược điểm:
               Tốn nhiều năng lượng cung cấp cho bơm.
  • Máy cô đặc loại màng
Cấu tạo:
 
 
Máy cô đặc loại màng
1. Buồng đốt 2. Buồng bốc 3. Ống truyền nhiệt 4. Van xả khí 5. Ống tuần hoàn ngoài
Máy cô đặc (Thiết bị) cô đặc loại màng có cấu tạo tương tự thiết bị cô đặc cưỡng bức, nhưng với các ống trao đổi nhiệt cao từ 6 đến 9 mét.
Nguyên lý hoạt động:
Dung dịch được đưa từ đáy buồng đốt vào trong các ống trao đổi nhiệt với mức chất lỏng chiếm khoảng từ 1/4 đến 1/5 chiều cao của ống truyền nhiệt. Hơi đốt đi vào buồng đốt ở khoảng giữa các ống truyền nhiệt với vỏ thiết bị, dung dịch được đun sôi với cường độ lớn và hơi thứ tách ra ngay trên bề mặt thoáng của dung dịch ở trong ống truyền nhiệt  và hơi chiếm hầu hết tiết diện của ống và chuyển động từ dưới lên với vận tốc rất lớn khoảng 20 m/s kéo theo màng chất lỏng ở bề mặt ống cùng đi lên, và màng chất lỏng đi từ dưới lên tiếp tục bay hơi làm nồng độ dung dịch tăng lên dần đến miệng ống là đạt nồng độ cần thiết, hơi thứ đi lên đỉnh tháp qua bộ phận tách giọt sang thiết bị ngưng tụ baromet, còn dung dịch chảy xuống ống tuần hoàn ngoài và một phần được lấy ra làm sản phẩm, một phần về trộn lẫn với dung dịch đầu tiếp tục đi vào buồng đốt, hoặc có thể tháo hoàn toàn dung dịch đậm đặc làm sản phẩm khi chênh lệch giữa nồng độ đầu và cuối  yêu cầu không lớn. Thiết bị này có hệ số truyền nhiệt lớn khi mức chất lỏng thích hợp, nếu mức chất lỏng quá cao thì hệ số truyền nhiệt giảm vì tốc độ chất lỏng giảm, ngược lại nếu mức chất lỏng quá thấp thì phía trên sẽ bị khô, khi đó quá trình cấp nhiệt ở phía trong ống nghĩa là quá trình cấp nhiệt từ thành ống tới hơi chứ không phải lỏng. Do đó, hiệu quả truyền nhiệt giảm đi nhanh chóng.
Ưu điểm:
               Áp suất thủy tĩnh nhỏ do đó tổn thất thủy tĩnh ít.
Nhược điểm:
               Khó làm sạch vì ống dài, khó điều chỉnh khi áp suất hơi đốt và mực chất lỏng thay đổi, không cô đặc được dung dịch có độ nhớt lớn và dung dịch kết tinh.
Gía của máy cô đặc chân không:
Giá này tùy theo chất lượng sản xuất của từng công ty, và tính tiện sử dụng của nó, giá này còn phụ thuộc vào vật liệu chế tạo: inox 304 hay 316 hay bằng thép… hoặc các vật liệu chuyên dụng khác.




CÔNG TY CHÚNG TÔI LÀ TOP ĐẦU CỦA CÔNG NGHỆ CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG

ƯU ĐIỂM GỌN NHẸ, RẺ, RẤT  BỀN, VÀ  ĐẸP BẢO HÀNH 12, THÁNG, BẢO HÀNH 
KỸ
THUẬT 
DUY TRÌ CHO NHÀ MÁY  5  NĂM

Thể tích nồi cô đặc tùy vào năng suất bay hơi. Chúng tôi có các mẫu thể tích như sau:

Loại nhỏ nhất: 15 lít, 20 lít, 25 lít, 50 lít, 100 lít, 150 lít, 200 lít, 500 lít, 1.000 lít, 2.000 lít, 3.000 lít,
4.000 lít 5.000 lít, 10.000 lít


Công nghệ tuần hoàn hoặc không tuần hoàn

Có hoặc không có cánh khuấy

Độ chân không rất sâu max = 740mmHg (Máy có độ chân không càng sâu máy càng tốt và hiệu quả)


Vật liệu inox 316,304http://thietbithucpham.com
http://phapvietfood.com
http://maythietbithucpham.com

Bơm chân không nước hoặc dầu đáp ứng yêu cầu ngành thực phẩm
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DÙNG MÁY CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG CÓ THỂ: CÔ ĐẶC CÁC DUNG DỊCH SAU

- Cô đặc chân không dược liệu, các cây dược liệu sau khi ép, lọc đem cô đặc chân không thì giữ được tính chất của dược liệu, không bị biến tính
- Cô đặc chân không nước dứa, dịch chanh dây, dịch xoài, cô đặc nước sơ ri, và các loại nước ép trái cây
- Cô đặc nước mắm kèm tách muối liên hoàn bằng công nghệ chân không để tăng độ đạm cho nước mắm làm giảm histamine và các chất độc bay hơi trong nước mắm, làm cho nước mắm thơm nhẹ, không khai, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và pha chế bữa ăn ngon.
- Cô đặc dịch ép đầu tôm, dịch cá, dịch đạm, để tăng độ đạm, tăng thời gian bảo quản trong qui trình chế biến thức ăn gia súc và thức ăn cho người..
- Cô đặc các dịch trà như: trà khổ qua, trà linh chi, trà atiso, trà Đinh lăng và các loại trà thảo dược khác bằng công hghệ cô đặc chân không, giữ được hương vị, màu sắc và thành phần của trà tốt nhất.
- Cô đặc các dịch rong biển trong công nghệ làm thức ăn, làm phân bón...
- Cô đặc các loại nước thải nguy hại như: nước thải ngành tiêu gây cay, nước thải ngành thuộc da, nước thải công nghệ điều chế silica, nước thải chứa muối, chứa các chất rắn lơ lững (vừa cô vừa tách liên tục các chất lơ lững)
- Các loại nước thải chứa dung môi độc hại, hệ thống cô đặc được thiết kế riêng chuyên thu hồi lại toàn bộ dung môi và tái sử dụng các dung môi này, trong quá trình cô điều chỉnh được điểm chớp nổ của dung môi nên rất an toàn trong quá trình vận hành.


Chỉ có công nghệ tốt mới đem lại lợi ích lớn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt (miễn phí)
Liên hệ: 0913.753.023 - Mr Khê 
Email 1: thietbi.tp@gmail.com

..............................................................00O00................................................................................................

Máy cô đặc chân không dùng để cô đặc dịch thực phẩm, dịch thuốc, dịch nước mắm, dịch đường, và các dung dịch dể bị biến tính.
Việc chế tạo máy cô đặc chân không phụ thuộc vào công nghệ chân không, độ chân không quyết định bởi % không khí hút ra khỏi thiết bị.

Trong điều kiện này, nếu người chế tạo máy cô đặc chân không chuẩn thì độ kín áp là điều quan trọng. Để chế tạo máy cô đặc chân không dùng cho dược liệu và thực phẩm yêu cầu vật liệu chế tạo phải là inox 304 hoặc 316 an toàn vệ sinh thực phẩm. ngoài ra việc chế tạo máy cô đặc chân không dùng cho các loại hóa chất thì cần biết sự ăn mòn của hóa chất đó mà ta dùng vật liệu phù hợp.  Máy cô đặc chân không vận hành an toàn, độ dày phù hợp thì nồi chân không không bị biến dạng. Dưới áp suất không thì máy cô đặc chân không không bao giờ bị nổ hay gây nguy hiểm về áp lực cho người vận hành.

Công ty chúng tôi chuyên nghiên cứu chế tạo các loại máy cô đặc chân không
1. Chế tạo máy cô đặc chân không vòng nước
2. Chế tạo máy cô đặc chân không vòng dầu
3. Chế tạo máy cô đặc chân không dịch rong biển
4. Chế tạo máy cô đặc chân không dịch thuốc bắc, thuốc nam
5. Chế tạo máy cô đặc chân không dịch atiso, dịch trà, dịch chanh dây
6. Chế tạo máy cô đặc chân không dịch si rô cho ngành thực phẩm
7. Chế tạo máy cô đặc chân không cô đặc các dung dịch khác
8. Vật liệu chế tạo máy cô đặc chân không bằng inox 304, 316, CT3...

Đặc biệt: Máy cô chân không nước mắm độ đạm cao, có thể làm tăng độ đạm lên đến 60 độ đạm, Về mặt bản chất, dùng máy cô chân không nước mắm rất ngon, có nhiều lợi ích như:
giảm được 1/2 histamine trong nước mắm.
giảm được đạm amôn (NH3) đạm thối, bay ra theo cô chân không
giảm được mùi quá nồng của nước mắm (mùi ghẹ chết khi luột) khi ăn.

Một số trang web khuyến cáo không ăn nước mắm độ đạm cao vì bỏ urê, trùn quế. Đó là cách nói của những người tự nghĩ ra, vì khi cho uê vào ăn vào cho tăng lên 60 độ đạm người ăn vào ngộ độc liền, và trùn quế thì mùi hôi không chịu nỗi. bộ uê rẻ lắm, hoặc trùn quế rẻ lắm sao? Riêng cá nục còn rẻ hơn, mắc chi phải làm gian dối.

Các hãng nước mắm truyền thống Phan Thiết, Nha Trang, Bình Định, Quảng Ngãi... thường dùng cá nục để làm nước mắm. các loại cá này khi đi vào bờ nó không được tươi lắm, thì khi làm nước mắm có histamine (một loại amine gây ngứa họng, ngứa da, nổi mề đay) khi dùng máy cô chân không độ đạm cao, làm nước mắm ngon hơn, khi pha với nước để ăn thì độ đạm giảm xuống một chút, và lạt hơn nên dể ăn hơn.

Công nghệ nước mắm theo hệ chân không không làm biến tính nước mắm, không dùng hóa chất, chỉ dùng những tính chất vật lý để làm mất nước tăng độ đạm cho nước mắm, vậy độ đạm cao cho nước mắm là hoàn toàn có thể thực hiện được. Chỉ có những người không biết công nghệ này, và chưa từng thấy máy này tưởng là cho ure hay trùn quế, mà vơ cả nắm cho là không nên ăn nước mắm độ đạm cao. Thật là uổng phí cuộc đời khi chưa thưởng thức được laoị nước mắm này (cực ngon) các nước châu âu rất thích nước mắm này vì ngon, độ đạm cao, mùi thơm nhẹ không nồng như nước mắm chưa qua cô chân không.
Tóm lại trong công nghệ nước mắm độ đạm cao, phương pháp cô chân không là phương pháp vật lý, cho độ đạm rất cao và nước mắm rất ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Một số người cho rằng nước mắm đằng là cho đạm vô cơ như ure- Lầm to khi khẳng định điều này: Nước mắm đắng là do trong muối khi ướp cá có lẫn ít magiê, Caixi có trong nước biển khi làm muối, làm cho nước mắm có vị đắng nhẹ, vị chát  và với phương pháp cô quá nhiệt làm cho nước mắm đắng do cháy khét. Vị đắng sẽ không còn khi dùng muối sạch với nước mắm truyền thống!

Rất vui cho bạn nào đọc được bài này của tôi để hiểu rõ hơn về nước mắm độ đạm cao của Việt Nam theo công nghệ chân không!

Trân trọng!  Đào Thanh Khê


Mọi chi tiết chế tạo máy cô đặc chân không vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn tốt nhất


0913.753.023, Anh Khê
E mail 1: thietbi.tp@gmail.com


Từng máy được thiết kế riêng lẻ cho phù hợp công nghệ và yêu cầu của khách hàng,

http://thietbithucpham.com
http://phapvietfood.com
http://maythietbithucpham.com





 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn